Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran
Biến cố 12 tháng 6 tại Iran đã đưa đến nhiều hiện tượng chẳng những chỉ ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo của người dân Iran. Ngược lại biến cố trên còn ảnh hưởng đến các quốc gia trong khối Ả Rập và ngay cả Trung Quốc. Chính vì những tác động (impact) của 12/6 nên chúng ta thử đưa ra những bối cảnh chính trị và quyền lợi kinh tế của những quốc gia trên.













Biến động trong cuộc bầu cử tại Iran đã nói lên tính cách phi dân chủ của một chế độ. Chế độ ấy bề ngoài có vẻ dân chủ nhưng thật ra đây là chế độ độc tài do Tổng thống Mahmound Ahmadinejad cầm đầu. Đây chính là nguyên nhân của các cuộc xuống đường sau ngày bầu cử kêu gọi kiểm lại phiếu hoặc từ chức của Tổng thống Ahmadinejad. Mặc dầu các quốc gia trên thế giới kêu gọi chính quyền Terhan hãy tự kềm chế để tránh đổ máu, riêng Trung Quốc vẫn giữ im lặng. Đặc biệt báo chí của Trung Quốc chỉ có một vài nhận định về sự nổi dậy của nhân dân Iran chống lại chính quyền Tổng thống tái cử. Nhưng những bài nhận định trên chỉ có tính cách lẻ tẻ trên một vài tờ báo “lá cải” tại Trung Quốc. Hình ảnh biểu tình tại Iran đã không chiếu trên các kênh truyền hình một cách đầy đủ. Thế thì trong phạm vi bài viết nầy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của sự im lặng nầy:


Trước đây, câu chuyện được bắt đầu từ cái chết của cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang vào ngày 15 tháng 4 năm 1989. Là một con người cấp tiến đã được giới trí thức Trung Quốc gọi ông là con người có đầu óc “Duy Tân”. Ông luôn luôn muốn cải tiến xã hội và thay đổi đường lối điều hành quốc gia một cách tiến bô, thay đổi tư duy giáo điều. Thế nhưng, ông đã gặp khuynh hướng bảo thủ của giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích ông một cách gay gắt. Cuối cùng ông bị lọai ra khỏi Bộ Chính Trị qua hình thức từ chức vào năm 1987 và bị cô lập hoàn toàn cho đến khi chết.


Đám tang Hồ Diệu Bang là ngọn lửa bùng cháy cho cuộc biến động Thiên An Môn. Thiên An Môn là tiếng nói của sự đòi hỏi dân chủ và công bằng xã hội, là chiều kích của một cuộc cách mạng tầm vóc đối chọi với cuộc cách mạng văn hóa Trung Hoa trước đây. Tuy nhiên Thiên An Môn để lại một vết đen trong lịch sử Trung Quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay đã tìm mọi cách để ngăn chận một Thiên An Môn thứ hai bùng nổ. Đó là nguyên nhân của im lặng về cuộc nổi dậy của quần chúng Iran sau ngày bầu cử 12 tháng 6 vừa qua. Hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu rằng nếu báo chí, truyền thanh và truyền hình Trung Quốc đăng tải hoặc trình chiếu biến cố Iran hiện nay là gián tiếp châm ngoài cho một Thiên An Môn thứ hai và một Tân Cương rối loạn trở lại.


Về điểm khác, Bắc Kinh đã không hề khuyến cáo Tehran về hành động kềm chế, do bởi những lý do sau đây:


1, Vào năm 2001 thị trường Trung Quốc bán ra tại Iran là 3.4 tỷ mỹ kim. Năm 2005 tăng lên 9.2 tỷ mỹ kim. Cũng trong năm 2005 tổng số đồ dùng của Trung Quốc đã bán ra tại Iran tăng lên 8.3%. Như thế sau Đức, Iran là quốc gia đứng hàng thứ hai đã nhập hàng Trung Quốc với số lượng tăng trưởng là 360% từ 2002-2005. Cho đến năm 2008 Thứ trưởng Bộ thương mại Mehdi Ghazanfari cho biết trong năm 2008 Iran đã nhập cảng hàng của Trung Quốc trị giá 25 tỷ mỹ kim. Đổi lại Trung Quốc đã nhập cảng tổng số 17% dầu hỏa từ Iran.


2, Bắc Kinh và Tehran đã ký kết một hiệp ước 25 năm, Iran đồng ý bán lại cho Trung Quốc 110 triệu metric tons of Liquefiel Natural Gas (LNG). Sau đó họ lại ký một hiệp ước thứ 2 vào giữa tháng 10/2007 trị giá 100 tỷ mỹ kim, đồng thời Trung Quốc còn nhập cảng thêm năng lượng LNG trị giá 250 triệu mỹ kim. Trong năm 2009 Trung Quốc và Iran lại ký thêm dự án tìm kiếm natural gas trị giá 3.2 tỷ mỹ kim.


3, Bắc Kinh đã đồng ý bán lại cho Tehran 24 phản lực cơ chiến J-10A trị giá 1 tỷ mỹ kim. Mục đích của mua bán nầy là Bắc Kinh cố ý cảnh cáo Hoa Kỳ về việc bán lại F-16 Fighters cho Đài Loan.


4, Bắc Kinh đồng ý bán sang Iran 278 xe lửa, trị giá 175 triệu mỹ kim, đồng thời hai bên đã thỏa thuận phối hợp để khai thác dầu hỏa và khí đốt với dự án 700 tỷ mỹ kim trong một số địa điểm tại Iran. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong khối OPEC đã mua lại với số khí đốt nhiều như thế. Ngoài ra Iran còn hứa hẹn sẽ bán cho Trung Quốc 150,000 thùng dầu thô (crude oil) mỗi ngày trong vòng 25 năm theo giá thị trường. Điều nầy đã được Bộ trưởng dầu hỏa của Iran là ông Bijan Zanganeh xác nhận sau 2 ngày viếng thăm Bắc Kinh rằng: Quan hệ giữa Iran và Trung Quốc càng ngày càng chặt chẽ thêm lên và Trung Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Iran sẽ thay thế vai trò của Nhật Bản trước đây.


Khối Ả Rập:


Khủng hoảng Iran do ngày 12 tháng 6 đã tạo nên thuận lợi cho khối Ả Rập dựa theo những yếu tố sau đây:


a, Phong trào chống lại Tổng thống Mahmound Ahmadinejad và nội các của ông càng ngày càng lan tràn. Uy tín đã bị suy giảm rất nhiều và không có sự ủng hộ của toàn dân. Do đó, chính sách đối ngọai sẽ không hiệu quả khi lập pháp không ủng hộ hành pháp. Đặc biệt trong buổi tiệc nhận chức đã có hơn 100 Dân Biểu không đến tham dự. Điều ấy chứng tỏ Tổng thống Mahmound Ahmadinejad hiện nay chỉ là bóng mờ trên đất nước Iran. Dĩ nhiên, ông không thể điều hành quốc gia và duy trì trật tự bằng vũ lực mãi mãi. Vũ lực chỉ là cách giải quyết cấp thời và đoản kỳ còn lòng dân mới có thể tồn tại được lâu dài. Nếu giả thuyết, chính quyền Tehran không còn uy tín để lãnh đạo quốc gia thì tham vọng Iran trở thành vai trò lãnh đạo trong khối Ả Rập sẽ không thể thành tựu, cho dù họ có khả năng nguyên tử.


b, Từ trước đến nay Saudi Arabia đã miễn cưỡng ủng hộ Iraq, nhưng với sự rối loạn tại Iran đây là dịp may để Hoa Kỳ thuyết phục Saudi ủng hộ Hoa Kỳ rút quân và bình định Iraq (Hiện nay chính quyền Saudi không ủng hộ phe Nouri al-Maliki vì họ thân Iran). Cho dù ông Mirhossein Moussavi hay Mahmound Ahmadinejad làm tổng thống thì chính sách đối ngoại cũng không thay đổi nhiều và chương trình hạt nhân vẫn tiến hành. Đây là một điều mà Saudi Arabia lo lắng vì hầu hết căn cứ quan trọng của Mỹ hiện đang đặt tại Saudi. Nếu trường hợp xảy ra chiến tranh thì Saudi sẽ là mục tiêu đầu tiên của Iran.


c, Kể từ ngày Tổng thống Mahmound Ahmadiejad lên nắm chính quyền, Ai cập đã lên tiếng báo động rằng Iran sẽ là đối tượng thế lực tại Trung Đông. Cũng giống như trường hợp Do Thái, Saudi Arabia, Jordan, Ai cập chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Đây là cơ hội để Ai Cập sẽ góp một bàn tay vào để làm suy yếu tiềm lực Iran. 


d, Với những rối loạn hiện nay, Do Thái sẽ là một trong một số quốc gia khác trên thế giới thừa “nước đục thả câu” tạo thêm phương tiện để phe Mirhossein Mousavi có thể thực hiện một cuộc cách mạng “nhung”.   


e, Đứng trước tình trạng phân hóa hiện nay, Iran sẽ là một quốc gia chia rẽ và có sự chống đối từ phe nhóm nầy đến phe nhóm kia. Bên cạnh đó một nhóm người Iran sống ở hải ngoại dưới sự lãnh đạo của cựu hoàng tử Shah Mohammad Reza Pahlavi (con trai của Shah) vận động thế giới và quốc nội đứng lên lật đổ chính quyền độc tài hiện nay tại Tehran.


Nhìn lại cuộc cách mạng Iran cách đây 30 năm khi họ lật đổ được triều đại Shad, ngày nay đời sống người dân không khả quan hơn trước. Nếu định nghĩa “cách mạng” nghĩa là thay đổi từ nghèo đến giàu và người dân được sống dưới một chế độ dân chủ hơn trước kia. Tuy nhiên, nhìn vào Iran ngày nay tinh thần của cuộc cách 30 năm trước đây đã bị bóp méo và cuộc cách mạng nhân dân đã hoàn toàn thất bại. Thất bại do bởi chính sách đối ngọai của họ luôn luôn coi người Tây Phương là kẻ thù truyền kiếp, đặc biệt là Hoa Kỳ. Ngày nay khi họ thức tỉnh nhận ra rằng đất nước Iran đã thụt lùi 30 năm so vơi những quốc gia trong khối Ả Rập và Trung Đông. Chính vì thế, ngày 12 tháng 6 nhân dân Iran đứng lên làm một cuộc cách mạng thứ 2 sau 30 năm nhằm mục đích giải thể một thể chế độc tài, quá khích, hận thù và hiếu chiến.


Rồi đây những cuộc xuống đường của sinh viên và nhân dân Iran có thể sẽ bị dập tắc và dập tắc. Thế nhưng tinh thần 12/6 sẽ tiếp tục sự nghiệp của cuộc cách mạng mà 30 năm trước đây đã khởi sinh nhưng thất bại trên hiện thực vì tầm nhìn cố chấp và khắt khe của người lãnh đạo đối với thế giới Tây Phương. Nếu cuộc cách mạng 12/6 thành công và có thể... trên góc cạnh nào đó, điều trước tiên những nhà lãnh đạo Iran phải thay đổi tư duy về tầm nhìn Phương Tây. Nếu quốc gia họ muốn được phát triển như những nước Âu Châu hay Nhật Bản thì bài học đầu tiên họ phải sống chung hòa bình, chịu ép mình vào khuôn khổ và điều lệ của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.


Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152830388.